Lịch sử hình thành
Sơ lược lịch sử phát triển của trường
Trường Cao đẳng GTVT đường bộ là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân; chịu sự quản lý trực tiếp của Cục Đường bộ Việt
Thời kỳ 1962 - 1965: bộ máy tổ chức có 50 CBCNVC, vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo, vừa xây dựng cơ sở vật chất, giai đoạn này đã đào tạo được 250 học sinh tốt nghiệp lái xe và bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ cung, hạt trưởng giao thông.
Thời kỳ 1965 - 1975: Tháng 6/1965 Bộ GTVT quyết định hợp nhất trường Lái xe 19/8 với trường Lái xe Tiền Tiến lấy tên chung là trường lái xe Hà Bắc, và trụ sở của trường đóng tại huyện Sơn Động - tỉnh Hà Bắc; vì có chiến tranh phá hại trường phải chia nhỏ thành các đội đóng phân tán ở nhiều địa điểm để dạy nhằm đảm bảo bí mật, an toàn gồm các điểm:
- Lục Nam - Sơn Động - Hà Bắc;
- Đình Lập - Tiên Yên - Quảng Ninh;
- Bản Trang - Cao Lộc - Lạng Sơn;
- Thạch An - Đông Khê - Cao Bằng;
- Cộng Hoà - Chí Linh - Hải Dương.
Bộ máy tổ chức với gần 800 CBCNVC, thực hiện nhiệm vụ đào tạo công nhân cơ khí hàn, tiện, nguội, công nhân sửa chữa ô tô, công nhân lái xe với số lượng 2000 học sinh/năm.
Năm 1972 do yêu cầu phải đào tạo bổ sung lực lượng tham gia vận tải phục vụ chiến trường Miền Nam ngày càng lớn cần phải mở rộng qui mô đào tạo, Bộ GTVT quyết định tách trường Lái xe Hà Bắc thành hai đơn vị, đơn vị ở lại Hà Bắc mang tên trường Lái xe số 1, một lực lượng chuyển tới Đồng Giang - Trung Mỹ - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc sau chuyển đến Minh Phú - Sóc Sơn - Hà Nội được thành lập và mang tên trường Lái xe số 2.
Tháng 12 năm 1976 Bộ GTVT quyết định di rời toàn bộ cơ sở vật chất của trường Lái xe số 1 từ Sơn Động - Hà Bắc về cơ sở đào tạo của trường đóng tại Cộng Hoà - Chí Linh - Hải Dương và chuyển đổi hình thức đào tạo phân tán về đào tạo tập trung ổn định tại một địa điểm.
Tháng 6 năm 1987 Bộ GTVT có quyết định sát nhập trường Lái xe số 2 vào trường Lái xe số 1, và tên gọi mới của trường là Trường Lái xe - Bộ GTVT, trụ sở đóng tại Cộng Hoà - Chí Linh - Hải Dương, bộ máy tổ chức có 281 CBCNVC.
Năm 1995 Bộ GTVT phân cấp cho Cục đường bộ Việt Nam quản lý trường, thực hiện chức năng đào tạo công nhân lái xe, công nhân cơ khí bảo dưỡng sửa chữa ô tô; Nghiên cứu khoa học dạy nghề để ứng dụng xây dựng đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy; Đào tạo, bồi dưỡng GV dạy thực hành lái xe.
Ngày 4/3/2004 Bộ GTVT có quyết định số 499/2004/QĐ-BGTVT đổi tên Trường lái xe thành trường Kỹ thuật nghiệp vụ Cơ giới đường bộ.
Căn cứ quyết định số 05 ngày 10/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định về thủ tục thành lập đăng ký hoạt động dạy nghề, nhà trường đã lập đề án trình Bộ GTVT thành lập trường Trung cấp nghề Cơ giới đường bộ trên cơ sở trường Kỹ thuật nghiệp vụ Cơ giới đường bộ.
Ngày 17/11/2006 Bộ GTVT có quyết định số 2487/QĐ-BGTVT, về việc thành lập trường Trung cấp nghề Cơ giới đường bộ trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam (nay là Tổng cục Đường bộ Việt Nam) trên cơ sở trường Kỹ thuật nghiệp vụ cơ giới đường bộ.
Ngày 03/09/2019 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ&TBXH) đã phê duyệt Quyết định số 1233 thành lập Trường Cao đẳng GTVT Đường bộ.
Ngày 12/11/2020, tại Quyết định số 1376 của Bộ LĐ&TBXH phê duyệt việc sáp nhập Trường Trung cấp GTVT miền Bắc vào Trường Cao đẳng GTVT Đường bộ, với bề dày 61 năm xây dựng và phát triển.
Có thể nhận thấy quá trình hình thành và phát triển của trường gắn với quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của ngành GTVT nói riêng.
Hiện nay trụ sở chính của trường đóng tại: Phường Cộng Hòa - TP .Chí Linh - T. Hải Dương
Điện thoại: 02203 587.168; 02203.882.781
Địa điểm đào tạo Hà Nội đóng tại: Xã Kiêu Kỵ - Huyện Gia Lâm - Tp Hà Nội
Trong thời gian qua đồng hành cùng với phát triển chất lượng đào tạo học sinh sinh viên, Nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý nhằm nâng cao chất lượng các trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. Cải tiến việc lập kế hoạch đào tạo đảm bảo khoa học, hợp lý, đúng tiến độ. Có biện pháp cụ thể để giám sát kế hoạch đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đào tạo theo quy định.
Lĩnh vực đào tạo nghề lái xe ô tô; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức nâng bậc thợ chuyên ngành GTVT với đội ngũ cán bộ, giáo viên có tâm, có tầm được đào tạo bài bản với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và từng bước phát triển. Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Trang thiết bị dạy nghề đáp ứng được yêu cầu theo chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo mà Nhà trường đã công bố.